Xe bán tải tầm giá 900 triệu: Chọn Ford Ranger ‘nội’ hay Mazda BT-50 mới?
Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM bước vào trận tứ kết đầu tiên (diễn ra lúc 15 giờ 30 ngày 11.3) gặp Trường ĐH Quy Nhơn với nhiều bất lợi. Đội bóng của HLV Tạ Hồng Hà nghỉ ít hơn đối thủ tới 2 ngày. Trong khi đội Trường ĐH Quy Nhơn được nghỉ 3 ngày để dưỡng sức cho tứ kết, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chỉ có 1 ngày trọn vẹn để hồi phục. Với quãng thời gian ngắn ngủi, đại diện TP.HCM tập trung nghỉ ngơi giữ sức, thay vì tập chiến thuật hay rèn đấu pháp. Bởi với HLV Tạ Hồng Hà, đã vào đến tứ kết thì đội nào cũng mạnh. "Quan trọng là khía cạnh tâm lý và tinh thần", nhà cầm quân của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chia sẻ trước trận.Trước đối thủ nhanh nhẹn và khéo léo hơn, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã chọn cách chơi biết mình biết người. Phòng ngự kín kẽ, tận dụng các tình huống cố định hoặc bóng dài để phản công. Vào trận với tâm thế "cửa dưới", đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM xác định phải chờ đợi những khe hở hẹp nhất để lách qua. Cơ hội nhanh chóng xuất hiện ở phút thứ 3 khi Thạch Trí Tường di chuyển khôn ngoan rồi bật cao đánh đầu hiểm hóc mở tỷ số. Với đội chơi phòng ngự phản công, có bàn mở tỷ số sớm chẳng khác nào "thả hổ về rừng". Quãng thời gian còn lại chứng kiến đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đấu trí đối thủ bằng lối đá khoa học và kỷ luật, để thắng chung cuộc với tỷ số 1-0."Tôi hạnh phúc vì các cầu thủ đã nỗ lực hết mình", HLV Tạ Hồng Hà chia sẻ. "Hôm qua, ban huấn luyện đã cho các cầu thủ chăm sóc y tế. Chỉ được nghỉ 1 ngày thôi, nếu không được chăm sóc thì cầu thủ khó phục hồi. May mắn là trước khi đá trận hạ màn vòng bảng, chúng tôi đã có 90-95% cơ hội đi tiếp rồi, nên chúng tôi có thể chấp nhận chơi không tốt ở trận đó. Hôm nay, các cầu thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có phần tâm lý, nhưng chúng tôi đã giải quyết vấn đề bằng một chiến thắng". Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là đội cuối cùng có vé vượt qua vòng bảng, nhưng lại là đội đầu tiên góp mặt ở bán kết. Đó là kịch bản không dễ hình dung, khi ở bảng C, học trò ông Tạ Hồng Hà để thua 2 trong số 3 trận. Kịch bản này có lẽ khiến nhiều người nhớ đến Asian Cup 2019. Đội tuyển Việt Nam đã lách qua khe cửa rất hẹp để trở thành đội cuối cùng góp mặt tại vòng 16 đội, nhưng sau đó lại trở thành đội đầu tiên góp mặt tại tứ kết.Vậy nên, đi trước hay đi sau không quan trọng. Vào tứ kết, đội bóng nào cũng có cơ hội như nhau. Trả lời Báo Thanh Niên trước trận, HLV Tạ Hồng Hà khẳng định đối thủ có ưu thế hơn về thể lực và con người, nhưng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có tinh thần đoàn kết và sự gắn bó để tạo nên tập thể không dễ bị đánh bại. Sức mạnh của sự kỷ luật đã giúp thầy trò ông Tạ Hồng Hà vượt qua đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM ở vòng loại, để rồi hôm nay hiên ngang vào bán kết."Chúng tôi không có ngôi sao. Nhiều đội có các cầu thủ từng ăn tập ở cấp độ U.19, nhưng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thì không. Còn về chiến thuật, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ. Đội có thể đá không tốt ở vòng bảng, nhưng vòng loại trực tiếp lại là chuyện khác. Các cầu thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM luôn chiến đấu vì màu cờ sắc áo và tinh thần tập thể. Bàn thắng hôm nay đã được chúng tôi tập luyện từ trước giải rồi", ông Tạ Hồng Hà khẳng định.Ở bán kết, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ gặp đội thắng trong trận đấu giữa Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. "Đã vào đến đây, mục tiêu của chúng tôi sẽ là lọt tới chung kết, rồi đoạt luôn cúp vô địch", đại diện đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM kết luận.Độc đáo xe hoa của các làng hoa trên đường phố Đà Lạt
Các tác nhân chủ yếu gây cúm là các vi rút cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Trong các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12.2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới; cùng với đó, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng gia tăng từ cuối năm 2024, nhất là tại các quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu.Bộ Y tế lưu ý, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, thường xuyên tập trung đông người tại các địa điểm vui chơi, giải trí, khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.Để chủ động công tác phòng chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế ngày 8.2 đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác phòng chống bệnh. Theo đó, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14.11.2024 và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình.Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục - đào tạo phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh. Bệnh cúm thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có nguy cơ gây biến chứng nặng và nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, tiểu đường, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong.Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và nguy cơ cao có biến chứng do bệnh cúm là: trẻ em từ 6 - 23 tháng tuổi và những người từ 65 tuổi trở lên; người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch; phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm; những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn; những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân…Bệnh cúm có thể nặng hơn ở những người có nguy cơ cao nêu trên. Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hằng năm, đặc biệt với những người có nguy cơ cao biến chứng khi mắc cúm.(Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư)
Xe tải và xe container suýt húc nhau vì… né ô tô con chạy ngược chiều
Một món quà đặc biệt mà Vietjet dành tặng những hành khách yêu quý của mình, cơ hội có 1 - 0 - 2 không nên bỏ lỡ khi bay cùng suốt mùa yêu thương.Phi hành đoàn đặc biệt với hàng trăm bạn gấu thành viên chào đón các hành khách bay cùng Vietjet từ mặt đất cho đến trên mây, lan tỏa tình yêu đến với tất cả mọi người.Phi hành đoàn Vietjet mùa Valentine chào đón hành khách với những nụ cười.Nhiều hành khách bất ngờ với bạn gấu Vietjet đáng yêu, xếp hàng để chụp hình checkin Valentine này có gấu. Dù bạn là ai, đến từ bất cứ nơi đâu, khi bay cùng Vietjet đều được yêu thương và sưởi ấm với những nụ hôn và cái ôm ngọt ngào từ thành viên đặc biệt của phi hành đoàn. Bạn Minh, một hành khách hào hứng chia sẻ: "Cảm ơn phi hành đoàn Vietjet, đặc biệt là bạn gấu dễ thương, chuyến bay của mình thật tuyệt vời, vừa được bay lại còn được sưởi ấm với bạn gấu Vietjet nữa. Mong rằng Valentine năm nay sẽ ngọt ngào như những chiếc ôm ấm áp với tất cả mọi người. Ai chưa có gấu thì bay Vietjet như mình nhé."Những lời yêu thương, tôn vinh tình yêu cùng những thông điệp ý nghĩa cũng được phi hành đoàn Vietjet gửi tới các hành khách. Với Vietjet, Valentine không chỉ dành cho các cặp đôi mà cho tất cả mọi người. Với những thông điệp tình yêu ý nghĩa ở độ cao 10.000 mét, phi hành đoàn Vietjet hy vọng có thể lan tỏa những điều tốt đẹp, những kỷ niệm tình yêu tuyệt vời, khó quên tới tất cả mọi người. Yêu thương ngập tràn cùng phi hành đoàn Vietjet mùa Valentine này nhé!
Trưa 7.1, Tân Hoa xã dẫn thông báo của nhà chức trách Trung Quốc cho biết đã có 32 người thiệt mạng và 38 người bị thương trong trận động đất mạnh 6,8 độ Richter tại huyện Định Nhật, thành phố Xigaze (Shigatse) của Khu tự trị Tây Tạng. Hàng ngàn ngôi nhà trong khu vực bị hư hại.Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc thông báo tâm chấn được ghi nhận ở tọa độ 28,5 độ vĩ bắc và 87,45 độ kinh đông, có độ sâu 10 km. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ nói rằng trận động đất mạnh 7,1 độ Richter.Những đoạn phim do đài CCTV phát sóng cho thấy nhiều ngôi nhà đổ sập. "Huyện Định Nhật và các khu vực xung quanh đã trải qua các dư chấn rất mạnh và nhiều tòa nhà gần tâm chấn đã đổ sập", CCTV đưa tin.Nhà chức trách địa phương đang điều động lực lượng đến các khu vực để đánh giá tác động của trận động đất. Hiện tại, nhiệt độ tại Định Nhật là âm 8 độ C và sẽ giảm xuống âm 18 độ C vào tối nay, theo Cục Khí tượng Trung Quốc.Huyện vùng cao này có khoảng 62.000 dân và nằm bên phía Trung Quốc của núi Everest. Khu vực này thường xuyên có động đất nhưng đây là trận địa chấn mạnh nhất trong bán kính 200 km trong vòng 5 năm qua.Theo AFP, rung lắc do động đất cũng được ghi nhận tại thủ đô Kathmandu của Nepal và bang Bihar của Ấn Độ. Quan chức Jagat Prasad Bhusal tại vùng Namche của Nepal gần Everest cho biết động đất gây rung chuyển khá mạnh, khiến mọi người thức giấc.Nhà chức trách Nepal và Ấn Độ chưa ghi nhận thiệt hại hay thương vong nào. Hồi năm 2015, trận động đất mạnh 7,8 độ Richter tại Nepal làm gần 9.000 người thiệt mạng và hơn 22.000 người bị thương, phá hủy hơn 500.000 ngôi nhà.
Đi chợ khuya
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.